- Home
- Giới thiệu
- Tuyển sinh
- Đào tạo chính quy
- Đào tạo liên tục
- Chỉ đạo tuyến
- TT mô phỏng
- Thư viện
- Telehealth
- Y học trực tuyến
- HỘI THẢO KHOA HỌC BỆNH VIỆN BẠCH MAI LẦN THỨ 32
VAI TRÒ CỦA XÉT NGHIỆM HÓA SINH LÂM SÀNG
TRONG NGÀNH Y TẾ
Bài và ảnh: Lê Tuấn
Khám và xét nghiệm cận lâm sàng là những bước đầu tiên trong quy trình khám chữa bệnh. Đây cũng là những công đoạn quan trọng để chẩn đoán bệnh chính xác, giúp bác sĩ đưa ra được hướng điều trị tốt và hiệu quả nhất. Thuật ngữ này đã được nghe nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết rõ. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu
Khám và xét nghiệm cận lâm sàng là gì?
Khám và xét nghiệm cận lâm sàng là những bước đầu của quy trình thăm khám. Bằng cách theo dõi qua quan sát, tiếp xúc trực tiếp, bác sĩ hỏi và nghe bệnh nhân kể các triệu chứng bất thường khiến họ phải đi khám bệnh , tiếp đến là phần khám lâm sàng qua các thao tác cơ bản như nhìn, sờ, gõ, nghe ( tim, phổi) để phát hiện các dấu hiệu bất thường từ lời khai của bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Khám và xét nghiệm cận lâm sàng có vai trò vô cùng quan trọng, bao gồm các danh mục như:
- Các danh mục khám:
* Khám nội tổng quát: khám các cơ quan chính của cơ thể như da, niêm mạc, hệ thống hạch bạch huyết, các cơ quan Tim, phổi, ổ bụng, cơ xương khớp…
* Tùy từng bệnh nhân có các bệnh hay triệu chứng kết hợp khác mà bác sĩ có thể chỉ định khám thêm các chuyên khoa khác như:
+ Khám răng - hàm - mặt;
+ Khám tai - mũi - họng;
+ Khám da liễu;
+ Khám mắt;
+ Khám phụ khoa và nam khoa;
+ Khám ngoại
- Các danh mục xét nghiệm:
+ Xét nghiệm huyết học: như tổng phân tích tế bào máu giúp phát hiện các bệnh như thiếu máu, các bệnh viêm nhiễm khuẩn, thậm chí có thể sàng lọc bước đầu các bệnh ác tính về các dòng tế bào máu như hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu...
· Xét nghiệm sinh hóa máu cung cấp các chỉ số để đánh giá chức năng quan trọng của cơ thể.
· Xét nghiệm đánh giá chức năng gan thông qua các chỉ số AST (GOT), ALT (GPT), GGT, định lượng Bilirubin, protein, albumin,...
· Xét nghiệm đánh giá chức năng thận dựa vào Ure và Creatinin.
· Xét nghiệm đường máu để đánh giá nồng độ đường huyết.
· Xét nghiệm mỡ máu gồm các chỉ số: Cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C. Triglycerid.
· Xét nghiệm định lượng nồng độ Acid uric, một trong các chỉ số giúp tiên lượng theo dõi điều trị bệnh Gout.
+ Xét nghiệm nước tiểu
· Xét nghiệm nước tiểu cũng là một trong những xét nghiệm quan trọng để đánh giá tình trạng các bộ phận trong cơ thể như gan, thận và cơ quan bài tiết.
+ Các loại xét nghiệm khác
· Ngoài các xét nghiệm trên thì tùy theo nhu cầu và đối tượng mà có thể thực hiện các xét nghiệm khác.
· Xét nghiệm tầm soát ung thư: ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt ở nam,...
· Xét nghiệm nội tiết tố ở cả nam và nữ.
· Xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp.
· Xét nghiệm vi sinh: với mục đích kiểm tra xem bệnh nhân có nhiễm các loại virus viêm gan B, viêm gan C, HIV,... hay không.
PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, chất lượng xét nghiệm chính xác không những đóng vai trò quan trọng trong công tác chẩn đoán và điều trị, mà còn giúp giảm thiểu chi phí, sự phiền hà cho người bệnh, tiết kiệm nguồn lực của xã hội.
Đề án Tăng Cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025 được phê duyệt bởi Thủ tướng Chính Phủ là minh chứng cho quyết tâm của Chính phủ và Bộ Y Tế trong việc nâng cao chất lượng xét nghiệm y học. Để làm được điều đó cần đặc biệt chú ý đến ba vấn đề. Một là chú trọng công tác giáo dục đào tạo để đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn. Hai là tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo quy chuẩn, thực hiện liên thông xét nghiệm giữa các cơ sở y tế. Ba là tăng cường hợp tác quốc tế nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và hiện đại hóa trong xét nghiệm, chẩn đoán”- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh. Trên thực tế công việc của những chuyên viên xét nghiệm thường khá lặng lẽ nhưng lại có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến các quyết định khám chữa bệnh.
Chất lượng xét nghiệm chính xác không những đóng vai trò quan trọng trong công tác chẩn đoán và điều trị, mà còn giúp giảm thiểu chi phí, sự phiền hà cho người bệnh, tiết kiệm nguồn lực của xã hội
Kết quả xét nghiệm là dấu hiệu khách quan được bác sỹ kết hợp với những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh hiện tại và còn có tác dụng chẩn đoán sớm, chẩn đoán phân biệt những trường hợp có triệu chứng lâm sàng tương tự nhau. Ví dụ như thai phụ chửa ngoài dạ con có triệu chứng lâm sàng vàng da giống như bệnh gan mật. Kết quả của xét nghiệm không chỉ giúp bác sỹ tiên lượng hay dư hậu khả năng diễn biến của bệnh, tốt lên hoặc xấu đi mà con có tác dụng trong việc giám kiểm điều trị bệnh nhân phù hợp với tình trạng của bệnh.
Xét nghiệm y học giúp bác sỹ không những là người giỏi về điều trị mà còn giỏi về chẩn đoán và tiên lượng bệnh và đó chính là thước đo để xác định phương pháp điều trị của bác sỹ cho bệnh nhân có hiệu quả hay không? Vì thế để bác sỹ chẩn đoán đúng bệnh thì người bệnh cần phải làm các xét nghiệm y học.
Nhằm giúp các cán bộ tuyến dưới có cái nhìn đúng và hiểu rõ hơn về về chuyên ngành xét nghiệm Hóa sinh; Khoa Hóa Sinh phối hợp cùng Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức buổi đào tạo trực tuyến chuyên ngành Hóa sinh với chủ đề “ Vai trò của xét nghiệm Hóa sinh lâm sàng” do TS. Bùi Tuấn Anh – Trưởng khoa Hóa sinh chia sẻ cho gần 20 đầu cầu của các đơn vị phía Bắc và các bạn học viên tham dự.