Tăng huyết áp (THA) đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch:  Người bị THA, nguy cơ bị đột quỵ (Tai biến mạch não) tăng gấp bốn lần; Nhồi máu cơ tim tăng gấp hai lần nếu so với người không bị THA; Nguy cơ tử vong sẽ tăng gấp đôi khi số huyết áp của chúng ta tăng mỗi 20 mmHg đối với huyết áp tâm thu và tăng 10 mmHg đối với huyết áp tâm trương;  Năm 2008 có khoảng 16,5 triệu người chết vì THA trên toàn thế giới;  " />

16,5 triệu người chết vì tăng huyết áp

Ngày đăng: 13/5/2012 17:56

           Ngày 11/5, Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Câu lạc bộ Thăng Long tổ chức tư vấn sức khỏe về tăng huyết áp cho các hội viên câu lạc bộ. Diễn giả là PSG.TS Phạm Thị Hồng Thi, Viện phó Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai.


   
       Theo PGS. TS Phạm Thị Hồng Thi;

25,1% người trưởng thành bị tăng huyết áp

THA là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng. Tỷ lệ người mắc THA ngày càng tăng, và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ.

 Vào năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn thể giới có tới 972 triệu người bị THA và con số này được ước tính là vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025.

Việt Nam, năm 1960 tỷ lệ THA trong cộng đồng là 1%, nhưng thống kê mới nhất năm 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam tỷ lệ THA ở người lớn đã lên đến 25,1%.

Nguy cơ tử vong do tăng huyết áp là 1/50

THA đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch:  Người bị THA, nguy cơ bị đột quỵ (Tai biến mạch não) tăng gấp bốn lần; Nhồi máu cơ tim tăng gấp hai lần nếu so với người không bị THA; Nguy cơ tử vong sẽ tăng gấp đôi khi số huyết áp của chúng ta tăng mỗi 20 mmHg đối với huyết áp tâm thu và tăng 10 mmHg đối với huyết áp tâm trương;  Năm 2008 có khoảng 16,5 triệu người chết vì THA trên toàn thế giới;  Một thống kê tại Đức cuối những năm 80 của thế kỷ trước đã cho thấy, nguy cơ tử vong trong một năm tại Đức là: Đi máy bay thì nguy cơ là 1/1 000 000; lái xe ô tô là 1/5000; hút thuốc lá là 1/250 và THA sẽ là 1/50 (!).

Thế nào được xác định là tăng huyết áp?

-          Huyết áp là áp lực máu ở trong lòng động mạch. Huyết áp được tạo ra bởi lực co bóp của cơ tim và sức cản động mạch.

-          Khi tim co bóp, máu sẽ được bơm ra ngoài và ép vào thành động mạch làm mạch máu căng lên. Số đo huyết áp(HA) ở thời điểm này gọi là HA tâm thu hay HA tối đa. Sau khi co bóp, tim sẽ giãn ra và thành động mạch sẽ co lại về trạng thái ban đầu. Số đo HA tại thời điểm này là gọi là HA tâm trương hay HA tối thiểu.

-          người bình thường HA tâm thu cho phép từ 90mmHg đến 140mmHg và HA tâm trương từ 60mmHg dến 90mmHg. Huyết áp có đặc điểm là thay đổi theo thời gian, trạng thái tâm sinh lý và một số yếu tố khác.

-          Tăng huyết áp(THA) khi HA tâm thu >=140mmHg và hoặc HA tâm trương >=90mmHg.

 

Dấu hiệu nhận biết:  Đại đa số các bệnh nhân bị THA (trên 90%) thường không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước. Khoảng 10% bệnh nhân có biểu hiện: hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt, nhức đầu, cảm giác nóng bừng ở mặt, hồi hộp , mệt mỏi, tức ngực, khó thở, yếu nửa người...

Nguyên nhân

-  >90% THA ở người lớn là không có căn nguyên (còn gọi là THA nguyên phát).

-          Khoảng 10% Bệnh nhân THA do có nguyên nhân(còn gọi là THA thứ phát)


+ Có khoảng 0,5% bệnh nhân tăng huyết áp là do bệnh lý của tuyến thượng thận.

+ Khoảng 2-3% bệnh nhân tăng huyết áp do bệnh lý viêm cầu thận mãn.

+ Khoảng 2% bệnh nhân tăng huyết áp do bệnh lý gây hẹp động mạch thận, làm giảm lượng máu tới thận. Theo phản ứng tự nhiên thận sẽ giải phóng vào máu một chất hóa học gọi là rennin để làm tăng huyết áp, tăng dòng máu qua thận, và đây chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

+ Trong một sô trường hợp sử dụng thường xuyên thuốc, hormon làm tăng giữ muối và nước trong cơ thể dẫn đến gây tăng huyết áp

+ Phụ nữ sử dụng thường xuyên và liên tục thuốc ngừa thai có thể gây tăng huyết áp;  Phụ nữ mang thai có thể bị tăng huyết áp trong giai đoạn sau của thai kỳ và thường có liên quan tới hội chứng nhiễm độc thai nghén.

Chẩn đoán xác định THA:  Dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình.  Ngưỡng chẩn đoán Tăng Huyết áp thay đổi tùy theo từng cách đo huyết áp.

Các ngưỡng chẩn đoán Tăng Huyết áp theo từng cách đo

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

1. Cán bộ y tế đo theo đúng quy trình

³ 140 mmHg

và/hoặc

³ 90 mmHg

2. Đo bằng máy đo HA Holter 24 giờ

³ 130 mmHg

³ 80 mmHg

3. Tự đo tại nhà (đo nhiều lần)

³ 135 mmHg

³ 85 mmHg

 

Điều trị- Những lưu ý cần thiết

ü  Lưu ý: Bệnh THA rất dễ chẩn đoán(chỉ cần đo HA) nhưng điều trị để đạt HA mục tiêu lại rất khó khăn vì rất nhiều lý do(chủ quan và khách quan). Hoa Kỳ, trong năm 2006, trong tổng số người bị THA có khoảng 77,6 % là đã được biết bị THA. Trong tổng số bệnh nhân bị THA, chỉ có 67, 9 % được điều trị và chỉ có 44,1% là được khống chế tốt trong khi có tới 55,9% không được khống chế tốt;  Tại một số nước như Canada; Anh, Đức… tỷ lệ bệnh nhân THA được điều trị cũng chỉ từ 27 – 47 %; Tại Việt Nam, thống kê năm 2007, có tới gần 70% không biết bị THA, trong số bệnh nhân biết bị THA, chỉ có 11,5 % được điều trị và chỉ có khảng 19% được khống chế huyết áp đạt yêu cầu.

ü Nguyên tắc: Phối hợp các phương pháp điều trị hợp lý; Dùng thuốc thường xuyên và kéo dài; Khám bệnh định kỳ tại cơ sở y tế.

ü  Điều trị không dùng thuốc: Loại bỏ các YTNC có thể thay đổi được như:

      + Không hút thuốc lá, thuốc lào.

     + Thực hiện chế độ ăn hợp lý: Không ăn quá mặn((< 6 gam NaCl/ngày, tương đương 1 thìa ca phê muối ăn), không ăn mỡ- cá mực-phủ tạng động vật, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi; Duy trì cân nặng bình thường với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 23 kg/m2. Duy trì vòng bụng dưới  90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.

      + Hạn chế uống rượu, bia.

           + Có chế độ làm việc, sinh hoạt hợp lý: Tránh mọi căng thẳng-lo âu quá mức; nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị lạnh đột ngột; tập thể thao phù hợp với sức khỏe 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Ăn ngủ điều độ, đúng giờ và khoa học.

ü  Điều trị thuốc

-           Nguyên tắc:

+ Dùng thuốc sao cho bệnh nhân chịu đựng được và thầy thuốc chấp nhận được.

+ Mục tiêu điều trị là giảm tối đa “nguy cơ tim mạch” : “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là dưới 140/90mmHg.

+ Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích(Tim, não, thận khớp, mắt). Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích trừ tình huống cấp cứu.

-           Thuốc điều trị THA: có nhiều nhóm thuốc

     + Nhóm thuốc lợi tiểu: Hydrothiazide(Hypothiazit), Indapamide(Natrilix), Furosemide(Laix)..

            + Nhóm thuốc đối kháng can xi: Amlodipine(Amlor), Felodipine(Plendil), Nifedipine, Nicardipine(Loxen)...

            + Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Perindoprin(Coversyl), Lisinopril(zestril, renitec.)...

            +  Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm: Bisoprolol(Concor), Metoprolol(betaloc), Carvedilol(dilatrend)...

            + Nhóm thuốc đối kháng Angiotensin II: Telmisartan(Micardis), Losartan(Cozaar), Irbesartan(Aprovel)

            + Nhóm thuốc tác động hệ thần kinh trung ương: Methyldopa(Aldomet, dopegyt),

     + Nhóm thuốc giãn mạch trực tiếp: Hydralazine(Apresoline)

     + Thuốc điều trị khác: Nếu bệnh nhân có phổi hợp thêm với bệnh tiểu đường, rối loạn Lipid máu cần điều trị thật tốt vì đây cũng chính là yếu tố nguy cơ của bệnh THA.

Các biến chứng của bệnh tăng huyết áp

- Biến chứng tim: Rối loạn nhịp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột tử...

- Biến chứng thận: nước tiểu có Protein, suy thận...

- Biến chứng mắt: Tổn thương võng mạc, xuất huyết, mắt mờ, mù...

- Biến chứng não: bệnh não do THA, nhồi máu não, xuất huyết não...

- Biến chứng mạch máu: Cơn đau chân cách hồi, phình tách động mạch chủ, tắc mạch.