- Home
- Giới thiệu
- Tuyển sinh
- Đào tạo chính quy
- Đào tạo liên tục
- Chỉ đạo tuyến
- TT mô phỏng
- Thư viện
- Telehealth
- Y học trực tuyến
Viêm khớp vảy nến là một biểu hiện của bệnh vẩy nến, một tình trạng viêm có thể dẫn đến các triệu chứng ở da và khớp. Viêm khớp vảy nến (PsA) là một bệnh lý mãn tính thuộc nhóm bệnh lý khớp cột sống có thể trở nên nặng hơn theo thời gian nếu không được điều trị. Nó có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn ở khớp và mô nếu không được điều trị. Bệnh vẩy nến thường xảy ra trước viêm khớp (80%); đôi khi viêm khớp xảy ra trước (15%) và 5% xảy ra đồng thời với tỷ lệ số người mắc phải trong khoảng 0.25% dân số. Bệnh thường được chẩn đoán muộn và khó chẩn đoán.
Với mục đích nhằm hỗ trợ công tác cập nhật kiến thức y khoa; ngày 25/12/2020, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức buổi đào tạo y khoa với chủ đề " Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị Viêm khớp vảy nến " với sự góp mặt của 02 chuyên gia đầu ngành về Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai.
Mở đầu buổi đào tạo PGS.TS. BS. Nguyễn Văn Hùng, Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ chủ đề “Vai trò các công cụ hình ảnh học trong chẩn đoán và theo dõi điều trị Viêm khớp vảy nến”
(PGS.TS. BS. Nguyễn Văn Hùng, Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai)
Bệnh viêm khớp vẩy nến thuộc bệnh lý Viêm khớp - cột sống thể ngoại biên (peripheral SpA). Thông thường để chẩn đoán sớm SpA và nr-axSpA các bác sĩ thường hỏi tiền sử gia đình, tính chất đau lưng, phát hiện các biểu hiện đặc trưng khác của nhóm bệnh, xét nghiệm CRP, VS và HLA-B27 và MRI khung chậu ± CS.
(Các biểu hiện lâm sàng cần lưu ý của bệnh viêm khớp vẩy nến)
PGS.TS. BS. Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh một số đặc điểm chính của viêm khớp vảy nến như sau:
(*RF và anti-CCP có thể dương tính với nồng độ thấp ở 5-16% số bệnh nhân PsA; **Tăng ít hơn so với ở VKDT; ***Bệnh lý cột sống có thể gặp ở 40-70% bệnh nhân PsA)
Phó giáo sư Nguyễn Văn Hùng có nêu rằng mục tiêu điều trị của bệnh viêm khớp vẩy nến bao gồm:
(Điều trị sớm cửa sổ của cơ hội)
Bài chia sẻ tiếp theo của TS. BS. Lê Thị Liễu Phó Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai về chủ để “Dữ liệu các thuốc sinh học trên các biểu hiện bệnh Viêm khớp vảy nến”.
(TS. BS. Lê Thị Liễu Phó Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai)
Với mục tiêu điều trị: lui bệnh trên LS, ngăn ngừa tổn thương cấu trúc, nâng cao chất lượng sống, hạn chế biến chứng các thuốc điều trị thường được sử dụng bao gồm: NSAIDs, Corticoid tại chỗ, cDMARDs, bTNFα, IL-17, IL – 23… Tiến sĩ cũng nêu rõ nên điều trị sớm các bDMARD đạt lui bệnh và giảm thiểu tổn thương cấu trúc ≥ cDMARDs cổ điển. Theo Eular (2019) nếu có viêm khớp ngoại vi và đáp ứng không đầy đủ với ≥1 cDMARDs thì nên bổ sung bDMARDs và khi có kèm tổn thương da đáng kể thì sử dụng ức chế IL-17 hoặc IL12/23 thích hợp hơn. Thêm vào đó với nghiên cứu Execeed việc ức chế IL-17A hiệu quả trên khớp tương đương adalimumab và hiệu quả hơn Adalimumab ở tiêu chí đáp ứng phức hợp khớp và da tại tuần 52 và tỉ lệ tuân thủ điều trị cao hơn. Cuối cùng là nghiên cứu Maximise chỉ ra rằng ức chế IL-17A hiệu quả điều trị tốt trên bệnh nhân viêm khớp vẩy nến ưu thế tổn thương trục.
Bài: Ngọc Lan